Ai cũng biết là có một số màu khi sử dụng cùng nhau sẽ rất đẹp, nhưng điều khó ở đây là chúng ta không nhớ nổi những màu nào. Sau đây là 6 cách phối màu hiệu quả nhất nè:
1. Phối màu đơn sắc (Monochromatic)
Cách này dễ nhớ nhất vì chỉ có một màu. Nhờ sự vắng mặt của các màu khác, khán giả sẽ tập trung vào sự khác nhau của value và saturation mà thôi. Điều này phù hợp với những cảnh môi trường hay không khí có chút kịch tích hay những cảnh có chủ thể đơn. Một số ví dụ:
Hermann David S. Corrodi
Cuộc mai phục – Bản quyền của David Munoz Velazquez và Fran Camos
Các bạn có thể xem thêm một số ví dụ về cách phối màu đơn sắc ở http://www.shutterstock.com/labs/spectrum/
2. Phối màu tương đồng (Analogous)
Cách phối màu tương đồng sử dụng các màu đứng gần nhau trong vòng tuần hoàn màu sắc. Điều này rất phổ biến trong thiên nhiên, nên cách phối màu này phù hợp khi bạn muốn tạo cảm giác bình yên thoải mái cho tác phẩm. Ví dụ:
Tác phẩm của Giovanni Boldini,– Chân dung quý bà E L Doyen
Bản quyền của Carlos Ortega Elizalde
3. Phối theo kiểu bộ ba (Triadic)
Đây có lẽ là một trong những cách phối màu khó làm nhất. Về cơ bản nó bao gồm ba màu cách nhau cùng một khoảng cách trong bảng màu. Khó làm bởi vì nếu bạn sử dụng ba màu này với mức độ bằng nhau nó có thể tạo ra sự hỗn loạn, nhìn rất xấu. Cách này phù hợp cho những cảnh mang phong cách hoạt hình vì những màu sắc này nhìn có vẻ hơi trẻ con.
Carl Heinrich Bloch – Xua bọn đổi tiền
Bản quyền của Ehsan Hassani Moghaddam
4. Phối màu bổ sung (Complimentary)
Đây là cách phối màu phổ biến nhất: sử dụng các màu đối lập trên vòng tuần hoàn màu sắc. Các màu này nhìn đẹp một cách tự nhiên khi đi với nhau. Tuy nhiên không nên sử dụng các màu này ở cùng mức độ như nhau vì thông thường trông chúng sẽ bị thô. Bạn nên chọn một màu nổi trội (thường là màu lạnh) và màu kia dùng cho những mảng chi tiết nhỏ hơn. Bên cạnh đó bạn có thể thêm màu nâu và xám để tăng hiệu quả cho hiệu ứng. Ví dụ:
Frank Dicksee – Chàng hiệp sĩ
Bản quyền của Cornelius Dämmrich
Bản quyền của Toni Bratincevic
Bản quyền của Jean-Michel Bihorel
Bản quyền của Baolong Zhang
Một điểm mà các bạn nên lưu ý là các màu bổ sung làm nổi bật cho nhau rất nhiều. Chỉ một đốm nhỏ màu xanh trên nền đỏ thôi nhưng trông nó sẽ đậm hơn. Vì vậy bạn phải cẩn thận với saturation khi sử dụng cách phối màu này.
5. Phối màu chia bổ sung (Split Complimentary)
Tương tự như phối màu bổ sung, với cách này chúng ta chọn một màu đối lập với màu còn lại rồi chia nhỏ màu đã chọn ra thành nhiều màu hơn. Cách này hữu dụng khi bạn muốn mở rộng bảng màu của mình khi 2 màu là không đủ, hay khi bạn muốn tạo nên một không khí vui tươi hơn. Ví dụ:
Eugene Bidau – Chim công và bồ câu trong khu vườn
Bản quyền của Jaroslaw Waskowiak
Bản quyền của Daniil Alikov
Bản quyền của Carlos Ortega Elizalde
Bản quyền của Anthony Guebels
Bản quyền của Anders Ehrenborg và Bill Presing
6. Phối màu đôi bổ sung (Double complimentary)
Cũng giống như cách phối màu bổ sung, có điều ta nhân đôi lên. Với cách này, bạn sử dụng hai cặp màu bổ sung, không quan trọng ở vị trí nào trên vòng tuần hoàn màu sắc. Tuy nhiên bạn phải cẩn thận không dùng cả bốn màu với cùng một mức độ vì nó sẽ tạo ra sự hỗn loạn. Tốt nhất là một cặp bạn dùng cho hậu cảnh, cặp màu còn lại bạn dùng cho tiền cảnh. Bạn có thể sẽ gặp khó khăn trong việc kết hợp chúng. Ví dụ:
Thomas Moran – Rừng vào thu Bạn có để ý thấy một cặp màu bổ sung ở tiền cảnh, cặp còn lại ở hậu cảnh không?
Bản quyền của Rafael Reis
Bản quyền của Sergii Andreichenko
Bản quyền của Ehrenborg và Chris Sanders
Nguồn: Ambius
0 comments:
Post a Comment